Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Toni Morrison nhìn về quá khứ
Ở tuổi 81, nữ văn sĩ từng đoạt giải Nobel có cái nhìn thanh thản về cuộc đời, về chuyện viết lách. Từng trải qua mọi hỷ nộ ái ố, bà muốn cảm nhận tất cả theo một cách tự nhiên, nhất là không né tránh những nỗi đau.

 


Dưới đây là bài viết của Emma Brockes (phóng viên báo Guardian) về tác giả từng nhận giải Nobel Toni Morrison. Cuộc trò chuyện xoay quanh việc nữ văn sĩ nổi tiếng làm người mẹ đơn thân như thế nào, về cái chết của con trai bà, về ký ức tuổi thơ của một nhà văn... phác nên chân dung của một nữ văn sĩ Mỹ gốc Phi vĩ đại.


 


Lần đầu tiên tôi gặp Toni Morrison là cách đây khoảng 15 năm, để trao đổi về cuốn tiểu thuyết thứ bảy của bà, Paradise. Mrrison, khi đó ở độ tuổi cuối 60, đang ở đỉnh cao quyền lực, là một tác giả thắng giải Nobel. Bà nổi tiếng bởi sự khó tính dành cho giới phóng viên và phê bình nghệ thuật, bà mang một phong cách riêng đặc biệt như những áng văn xuôi của bà: sắc sảo, giao tiếp bằng mắt mạnh mẽ.


 


Giờ thì bà ngồi đây trong văn phòng của nhà xuất bản của mình ở New York, nhìn ra thành phố nằm bên dưới. Bà trông bệ vệ hơn bao giờ hết, nhưng đã có thay đổi. Lúc đó là ngay sau giờ ăn trưa, Morrison nói, bà có thói quen ngủ trưa.


 


Thật khó mà tin rằng Morrison đã 81 tuổi. Bà khởi nghiệp hơi muộn, tiểu thuyết đầu tay của bà, The Bluest Eye, được viết năm bà 39 tuổi và là một biên tập viên của nhà xuất bản Random House. Kết quả là, bà không có cơ hội nhiều như các cây bút cùng thế hệ cùng việc phần lớn chủ đề bà viết thường là lịch sử, hay đúng hơn là có liên quan đến lịch sử ngày nay. Các nhân vật của bà là những người hùng và không hoàn hảo, huyền thoại và thực tế, "không phải để thương hại" bà nói - các phương tiện để tạo sự ghi nhớ, ngay cả khi, như Morrison viết trong tác phẩm Beloved, khi mà "sự ghi nhớ dường như là không khôn ngoan".


 


"Chẳng có gì trong thân xác 81. Nó chỉ như những thay đổi về mặt cơ thể. Và ký ức. Tôi không nhớ vị trí của những chiếc chìa khóa. Hay như con trai tôi nói, 'Mẹ này, không phải là việc mẹ không nhớ nơi cất chìa khóa, mà là khi mẹ cầm chìa khóa nhưng lại không biết nó dùng vào việc gì.' 'Cám ơn, con trai' Bà cười lớn, một tràng dài. "Mọi điều xảy ra trong 50 năm đầu tiên của đời tôi thì rực rỡ và đáng nhớ. Thật tuyệt, quá khứ sao mà rõ đến thế. Còn hiện tại thì…" Bà làm cử chỉ khoát tay trong không khí.


 


Tiểu thuyết sau cùng của bà, Home, lấy bối cảnh là thời hậu chiến tranh Triều Tiên và trùng với khoảng thời gian nhiều cảm xúc lẫn lộn của lịch sử nước Mỹ. "Tôi đã cố gắng để thoát khỏi những ám ảnh thập niên năm 50, ý tưởng chung về nó là rất thoải mái, hạnh phúc, hoài cổ. Điên hết. Đó là một cuộc chiến tranh khủng khiếp mà bạn không thể gọi đó là chiến tranh khi có 58.000 người mất mạng".


 


Trong tác phẩm Home, Frank, một cựu chiến binh trải qua những khoảng thời gian hoang tưởng do chấn thương tâm lý hậu chiến gây ra, và em gái của ông, Cee, còn nốc nhiều thuốc hơn, đã tìm đường về nhà ở một thị trấn tên Lotus, nơi khi còn niên thiếu họ đã tìm mọi cách để trốn khỏi. Đó là một kiểu kết cấu truyện cổ điển của Morrison, một thị trấn ất ơ không có chức năng cứu rỗi, tuy nhiên lại cứu chuộc được nhờ vào tình yêu.


 


Tất cả đều là biến thể của vùng Lorain, Ohio, nơi Morrison, một trong số 4 đứa con của một công nhân ngành thép với vợ là nội trợ, đã lớn lên. Morrison có thể tìm thấy cả cha mẹ bà trong nhân vật của mình, thái độ "khinh khỉnh" của cha bà, sự cởi mở của mẹ bà. Bà là công dân thuộc thế hệ những năm 1940, thời kỳ luật phân biệt chủng tộc còn hiện diện, nhưng Morrison là mẫu người tự chủ và có khuynh hướng dám nói.


 


"Những người khác đã nghĩ rằng tôi viết khá lắm, khi tôi còn đi học. Và tôi nhớ một thầy giáo đã lấy một bài văn ngắn của tôi ra làm mẫu cho các lớp kế tiếp, như là điển hình của bài viết không chút sai sót. Nhưng ông lại chỉ cho tôi điểm B. Thế là tôi đã hỏi ông: nếu thầy cho rằng bài viết ấy tốt, sao lại chỉ cho em điểm B? Ông đáp, 'Em viết sai chính tả từ quả mâm xôi.” Bà hất đầu ra sau và cười lớn. "Đánh vần từ quả mâm xôi thế nào nhỉ?"


 


Morrison đối xử tốt với cách đọc chính trị hóa các tác phẩm của bà, nhưng tính cách nghệ sĩ của bà lại nổi loạn chống lại cách đọc chỉ để đọc, đặc biệt khi các tiểu thuyết của bà được dùng để chống lại một số định kiến.


 


Bà cảm nhận vấn đề này mạnh mẽ khi viết cuốn The Bluest Eye. Bà sẽ không, như bà quyết định, cố “giải thích” cuộc sống của người da đen cho một độc giả da trắng. Bà sẽ không viết những gì ngoài trải nghiệm của chính bà. Bà lấy tên tiểu thuyết nổi tiếng của Ralph Ellison, Invisible Man, ra làm ví dụ trong phỏng vấn với tờ New Yorker vào năm 2003, "Vô hình với ai? Không phải với tôi."


 


Bà muốn viết với tư cách người trong cuộc. Đó là kỷ nguyên của "da đen là tươi đẹp", mọi nơi bà tìm hiểu ở New York, phong trào quyền lực của người da đen đã khơi gợi câu khẩu hiệu trên. "Mọi cuốn sách đã được xuất bản bởi các nhà văn Mỹ gốc Phi đều gọi 'da trắng bòn rút', hay các từ đại loại như thế. Đấy không phải sách dành cho lớp học giả mà là dạng sách phổ thông. Và họ nói thêm, 'Bạn phải vùng dậy chống lại những kẻ áp bức' Tôi hiểu điều này. Nhưng bạn không phải nhìn vào thế giới bằng cặp mắt ấy. Tôi không phải kẻ rập khuôn. Khi công chúng nói rằng da đen là tươi đẹp - Ái chà? Dĩ nhiên rồi. Ai đó khác lại nói không đúng? Tôi sẽ bảo, tìm trong The Bluest Eye, đợi chút nhé. Có một khoảng thời gian da đen không đẹp đâu. Và bạn bị tổn thương".


 


Ý tưởng viết tiểu thuyết về một cô gái da đen bị làm cho cảm thấy xấu xí vì nền văn hóa xung quanh khiến cô cầu nguyện có thể thay đổi màu da, đã nảy ra khi Morrison còn là một đứa trẻ.


 


Một người bạn cùng lớp tâm sự rằng người này cũng có ước mơ đổi được màu da, ngay từ khi 12 tuổi. Bà không khi nào phải chịu nhận tình huống như vậy.


 


Tên thật của bà là Chloe Wofford. Toni là tên rút ra từ tên thánh, Anthony (thánh Anthony), của bà. Bà biết mình là ai và áp dụng điều này trong lớp học - trong thị trấn của bà, tất cả đều nghèo như nhau, người da đen, người da trắng, người Ba Lan, người Tây Ban Nha - đều cùng sống trên một con đường và học cùng trường. Cha mẹ bà cũng chống lại quyết liệt những ảnh hưởng từ bên ngoài. Có một thời gian, gia đình bà phải nhận cứu trợ thực phẩm. Và bà nhớ lại khi mẹ bà nhận khẩu phần ngô hay thứ gì giống thế, thì thấy có mọt trong đó. Bà đã viết thư cho Tổng thống thời kỳ đó là Franklin D Roosevelt. Và văn phòng của ông đã trả lời!


 


Cha của Morrison thì không tin bất kỳ ai. Khi bà bước sang tuổi thiếu niên, bà xin được chân giúp việc trong một gia đình da trắng. Gia đình người chủ dùng máy hút bụi trong khi ở nhà bà lại dùng cây lau nhà, nhà người chủ cũng có bếp lò hiện đại còn bà thì không biết cách dùng. Hậu quả là bà đã bị mắng là ngu đần. Khi ấy, bà tự ái và căng thẳng đến độ chạy ào về nhà mình. Mẹ bà khuyên nên nghỉ việc, nhưng công việc mang lại cho bà 2 USD mỗi tuần. Cha bà đã cho bà bài học sâu sắc, theo bà suốt đời.


 


"Ông nói, 'Quay lại làm việc, nhận tiền công và về nhà. Con đâu phải sống ở đấy mãi mãi'".


 


Sau đó, Morrison bị trêu chọc ở trường. "Một thằng bé người Italy gọi tôi là người Ethiopia. 'Nè nè, con nhỏ Ethiopia.' Tôi đã về nhà và mách mẹ, 'Có gì thế?' Và bà nói, 'Đó là một quốc gia ở châu Phi.' Thằng bé người Italy tưởng rằng lời trêu chọc ấy là ghê gớm lắm. Nhưng Morrison ráo hoảnh đáp lại: "Không có gì hay hơn à".


 


Thái độ ấy, thỉnh thoảng, đem lại rắc rối cho bà. "Nó khiến bạn bị giới hạn. Nó làm cho bạn vô cảm trước những việc đúng đắn, mà về sau bạn phải cảm nhận điều ấy".


 


Bà không dùng chất kích thích, ngay cả khi là thiếu nữ và những người xung quanh bà bập vào ma túy. "Tôi không thích cảm giác từ những gì không xuất phát bởi chính bản thân tôi. Tôi không muốn phải phụ thuộc vào nó. Tôi muốn cảm nhận như chính những gì mình cảm nhận. Đó chính là của tôi. Ngay cả khi nó không hạnh phúc, bởi bạn là bạn".


 


Khi bắt đầu viết The Bluest Eye, bà là người mẹ đơn thân nuôi 2 con trai và sống ở Syracuse, New York. Bà dậy lúc 4 giờ mỗi sáng để viết trước khi đi làm. Nếu khi nào bà cảm thấy mệt mỏi, bà nghĩ về bà ngoại của mình, người đã tha hương với 7 đứa con mà không có bất kỳ phương tiện nào. Bất kỳ mối sợ hãi thường trực nào - về thu nhập, viễn cảnh trở thành nhà văn, vai trò là một người mẹ - đều bốc hơi trước nhu cầu sống hàng ngày.


 


"Tôi khi ấy còn trẻ. Tôi bắt đầu nghề viết khi 39. Đó là thời gian đỉnh cao của cuộc sống. Chỉ bọn trẻ là thật sự tự do, bởi vì những nhu cầu của chúng thì đơn giản. 1: chúng cần tôi có trách nhiệm. 2: chúng muốn tôi biết hài hước. Và 3: chúng muốn tôi là người trưởng thành. Không ai yêu cầu như thế với tôi trước đây. Không cả ở nơi làm - nơi đôi khi họ muốn bạn phải nữ tính, hay xinh xắn dễ chịu". Bà cười. "Bọn trẻ không quan tâm về đầu tóc của tôi, chúng không bận tâm việc tôi trông như thế nào".


 


Bà đã lập gia đình với Harold Morrison, một kiến trúc sư, sau khi gặp ông tại đại học Howard ở Washington DC và họ ly hôn sau đó 6 năm, để bà sống với 2 con trai, Harold và Slade. Làm việc ở nhà xuất bản Random House, thoạt tiên bà là biên tập viên mảng sách giáo khoa và sau đó, chuyển đến văn phòng ở Manhattan, thành biên tập viên tác phẩm tiểu thuyết.


 


Tác phẩm Bluest Eye được xuất bản vào năm 1970 và 3 năm sau bà cho xuất bản Sula - lần đầu tiên, bà nói, bà cảm thấy tìm được tiếng nói của mình. Không gì có thể khiến bà xao nhãng việc viết lách, bà nói, mặc dù sau khi thắng Nobel vào năm 1993, sự nổi tiếng đã đến trong tầm tay. Và bà giả sử, "thời gian mà tôi không viết, có lẽ tôi đang yêu. Hoặc được ai đó yêu " - bà bật cười - "biến tôi thành đối tượng yêu. Không tồi. Nó ngắn thôi, nhưng không tồi."


 


Các tiểu thuyết của Morrison thường được mô tả là khó đọc, quá nhiều chất thơ. Cả hai nhận định này đều không có nghĩa ca ngợi, và điều này khiến bà nổi điên lên. Bà viết ở cấp độ thấp, bà nói, bằng tiếng mẹ đẻ của một người - nghèo, da đen - những người, mà nếu lối viết của họ không quen thuộc với các độc giả da trắng, thì không phải bởi khả năng của người viết. Có một thực tế bị bỏ qua là theo cách nào đó, tiểu thuyết của bà rất thông thường, The Bluest Eye là câu chuyện về điều phải đến ở tuổi nào đó, Sula thì là câu chuyện lãng mạn.


 


Morrison đã mất 3 năm để suy nghĩ về tác phẩm Beloved trước khi đặt bút viết. Nó là tác phẩm dựa trên chuyện có thật về Margaret Garner, một người nô lệ bỏ trốn đã chấp nhận thà giết chết con gái của mình hơn là quay lại kiếp sống nô lệ. Trong vai trò một người viết tiểu thuyết, nó đòi hỏi bà phải làm sao lôi ra điều tưởng chừng không thể - để cho thấy tình trạng nô lệ tồn tại, thậm chí có cả ngôn ngữ riêng. Tác phẩm đoạt giải Pulitzer năm 1988.


 


Có một thời gian khi mọi thứ trở nên tốt hơn. Khi ông Obama được bầu làm tổng thống, Morrison nói, đó là lần đầu tiên bà cảm thấy là người Mỹ thật sự. "Tôi cảm thấy yêu nước nồng nàn khi đi bầu cho Barack Obama. Tôi cảm thấy như một đứa trẻ. Lá cờ, binh chủng lính thủy đánh bộ, điều mà tôi chưa bao giờ nhìn - tất cả đột nhiên trông … hay làm sao. Đáng lắm đấy. Nó chỉ diễn ra vài giờ. Nhưng tôi bị hớp hồn, bài God Bless America (một nhạc phẩm ái quốc của Mỹ do Irving Berlin sáng tác) tôi không thích tí nào, ý tôi là nó không hay. Nhưng tôi đã thật sự cảm được trong khoảnh khắc ấy". Morrison thấy bà ngày càng nghĩ nhiều về quá khứ, những kỷ niệm huy hoàng của 50 năm đầu tiên.


 


"Home" là quyển sách dành tặng cho người con trai Slade của bà, người đã mất được 18 tháng, mà khi đó bà chết lặng đi, không nói được lời nào cũng như không muốn nhận bất kỳ lời an ủi nào từ người khác. Bà đã cố thử đọc một vài cuốn sách mà các tác giả viết về cái chết của con cái họ, nhưng những cuốn sách ấy cũng làm bà bực bội như những lời chia buồn. "Các quyển sách được viết về cái chết của một đứa trẻ, nhưng toàn nói về tác giả. Họ nói về cuộc sống, không phải, nó là cái chết".


 


 


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Nhà văn Anh bị ghẻ lạnh 'vì quá xinh đẹp' (13-04-2012)
    Tình yêu đồng tính và quãng đời lưu vong của Byron (28-03-2012)
    Bữa sáng ở Tiffany’s - tiểu thuyết được ‘Hollywood hóa’  (19-03-2012)
    'Không có gì hai lần' - bài thơ bất hủ của nữ nhà thơ Ba Lan (08-03-2012)
    Các quy tắc viết văn của J.D. Salinger thời trẻ  (02-03-2012)
    Vĩnh biệt Wislawa Szymborska, người bạn chân tình của VN (25-02-2012)
    Giai thoại văn chương nghệ thuật trong 'Midnight in Paris' (17-02-2012)
    Nikolai V. Pereiaxlov làm thơ từ một tiếng dế  (14-02-2012)
    Paulo Coelho kêu gọi mọi người đọc sách 'chùa' (09-02-2012)
    Ngày thơ VN đổi mới với nỗ lực giao lưu quốc tế (05-02-2012)
    Những vần thơ lục bát đa mang (28-01-2012)
    'Liên hoan thơ châu Á - Thái Bình Dương sẽ đậm bản sắc VN' (17-01-2012)
    Xuân của mẹ (09-01-2012)
    ‘Đội gạo lên chùa’ đoạt giải thưởng Hội Nhà văn VN (08-01-2012)
    John Grisham mơ làm nhà văn từ khi thơ bé (06-01-2012)
    Bạn thân phổ thơ Bùi Chí Vinh thành ca khúc (31-12-2011)
    Roald Dahl: 'Viết văn giống như một cuộc leo núi' (27-12-2011)
    Nhà thơ Thanh Tịnh 'giấu niềm đau vui sống với đời' (22-12-2011)
    J.K. Rowling: ‘Báo chí biến tôi thành tù nhân’ (30-11-2011)
    Nguyễn Trọng Tạo nhớ về những bài ca trong cuộc đời (19-11-2011)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152760914.